Kỹ năng cơ bản của người cán bộ Đoàn
22/09/2021 09:48
Là một Bí thư chi đoàn chúng ta phải làm gì? Chúng ta phải làm như thế nào? Đã bao giờ bạn tự hỏi mình làm thế nào để chi Đoàn mình ngày càng vững mạnh hơn chưa?
Kỹ năng cơ bản của người cán bộ Đoàn

Là một Bí thư chi đoàn chúng ta phải làm gì? Chúng ta phải làm như thế nào? Đã bao giờ bạn tự hỏi mình làm thế nào để chi Đoàn mình ngày càng vững mạnh hơn chưa? Để làm được tốt công tác của một Bí thư chi đoàn, các bạn nên tham khảo một số kỹ năng sau.

1. Kỹ năng lãnh đạo, điều hành:

1.1. Kỹ năng lãnh đạo:

- Lãnh đạo trong công tác, định hướng hoạt động của chi đoàn.

- Lãnh đạo về mặt tư tưởng, nắm bắt tư tưởng đoàn viên thanh niên, tổ chức sinh hoạt tư tưởng.

- Tổ chức triển khai trình bày một nội dung, một chủ trương, quan điểm, nghị quyết của Đoàn, Đảng.

1.2. Kỹ năng điều hành, quản lý:

- Điều hành sinh hoạt chi đoàn, hoạt động của Ban chấp hành, phân công nhiệm vụ cho ủy viên Ban chấp hành.

- Quản lý cán bộ chi đoàn về công việc và tư tưởng.

- Quản lý hồ sơ đoàn viên, cán bộ, sổ chi đoàn, các văn bản quyết định.

1.3. Kỹ năng tổ chức hoạt động:

- Biết thiết kế nội dung chương trình một hoạt động, đợt hoạt động, tổ chức phát động một phong trào.

- Biết làm công tác đoàn vụ, các hội nghị, buổi lễ kết nạp, trưởng thành Đoàn, đại hội, hội nghị chi đoàn.

- Biết phân công đoàn viên phụ trách các công việc trong chương trình hoạt động.

- Tổ chức trò chơi, múa, hát, sinh hoạt tập thể, kể chuyện vui, đọc, ngâm thơ .

- Thiết kế một tiết mục sân khấu hóa, tiểu phẩm.

1.4. Kỹ năng ứng xử, xử lý các mối quan hệ:

- Xử lý các tình huống trong công tác Đoàn.

- Xử lý các tình huống phát sinh trong quan hệ cá nhân của đoàn viên, thanh niên.

- Xác định vai trò vị trí của chi đoàn, Bí thư chi đoàn trong mối quan hệ với Đoàn cấp trên, với ban cán sự lớp và các tổ chức đoàn thể khác.

2. Kỹ năng trình bày của người cán bộ Đoàn:

Trong rất nhiều kỹ năng cần thiết đối với người cán bộ Đoàn, một kỹ năng không thể thiếu được đó là kỹ năng trình bày. Để trình bày tốt một vấn đề đặt ra, người cán bộ Đoàn cần có các kỹ năng cụ thể sau:

+ Lắng nghe chăm chú: Nghe thật tốt những ý kiến người khác đang nói với mình thì mình mới có thể nói chuyện tốt được.

+ Diễn đạt đơn giản: Các từ và câu càng đơn giản bao nhiêu thì người nghe càng dễ hiểu và dễ nắm bắt bấy nhiêu.

+ Định nghĩa trong sáng, rõ ràng: Trong khi nói chúng ta có thể làm rõ ý nêu ra thì rất có ích cho những người nghe, có thể làm rõ những điều ta đang nói bằng cách đưa ra những ví dụ trực quan để minh họa cho rõ hơn.

+ Quan tâm đến phản ứng của người nghe: Sự mỉm cười, động tác gật đầu, vẻ mệt mỏi... Lúc này người trình bày có thể điều chỉnh những điều mình đang nói để đáp ứng lại các phản ứng của người nghe một cách tích cực hơn.

+ Gây ảnh hưởng: Giá trị của điều chúng ta nói ra là thông điệp gửi tới người nghe, đó là sự lắng nghe chăm chú và hiểu được thông điệp mình muốn gửi tới. Vậy nên trong lúc thuyết trình chúng ta nên đưa ra các câu nói để tác động đến người nghe; bên cạnh đó tốc độ nói cũng rất quan trọng, người nghe sẽ chăm chú lắng nghe nếu người thuyết trình nói với tốc độ khoảng 100 từ/phút, nếu nhanh hơn tốc độ đó họ sẽ nghe, còn chậm hơn thì sẽ cảm thấy sốt ruột.

+ Giải quyết thắc mắc: Chủ yếu để người nghe khẳng định lại những hiểu biết của mình trình bày, vậy nên cần đưa ra thêm nhiều thông tin cụ thể, tránh nhắc lại những điều đã nói.

Hiểu được kỹ năng trình bày và biết vận dụng nó một cách thường xuyên giúp người cán bộ Đoàn hoàn thành tốt hơn công việc của mình, đặc biệt với vai trò là người thủ lĩnh của Thanh niên.

3. Kỹ năng nói trước công chúng:

3.1. Đặt vấn đề:

- Trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay, cùng với các loại hình truyền thông khác, 'kỹ năng nói' ngày càng đóng vai trò tích cực. Muốn thuyết phục các bạn trẻ và công chúng nói chung, mỗi cán bộ Đoàn trường học bên cạnh việc biết viết và biết tổ chức các hoạt động, cần phải biết nói, hơn nữa cần biết nói hay, nói giỏi.

- Nói trước công chúng là một nghệ thuật có những quy tắc riêng. Biết tuân thủ những quy tắc ấy và kiên trì tập luyện thì ai cũng có thể thu được kết quả mong muốn.

- Nói trước công chúng có nhiều hình thức khác nhau:

+ Phát biểu ý kiến ngắn trước tập thể.

+ Tranh luận, thảo luận.

+ Tránh bày nội dung của một văn kiện, một chủ trương công tác.

+ Nói chuyện thời sự, nói chuyện chuyên đề.

+ Giảng bài.

3.2. Những việc cần làm khi bước lên diễn đàn:

- Mỉm cười, bước khoan thai, đầu hơi ngửng lên, ngực hướng về phía trước.

- Nếu có hồi hộp thì thở mạnh, đưa mắt tìm người quen trong phòng.

- Tránh nói đều đều, cần lúc mạnh, lúc nhẹ, lúc nhanh, lúc chậm. Nghỉ một chút, trước và sau các ý quan trọng.

- Phải nhìn thẳng vào người nghe để nói với họ, tránh nhìn xuống nền, nhìn lên trần nhà hoặc nhìn ra ngoài cửa...

- Khi thấy có người buồn ngủ, bạn phải nói to hơn, hăng hái hơn và nên xen vào một vài chuyện vui.

- Điệu bộ phải tự nhiên, không nên bắt chước ai. Vấn đề điệu bộ thế nào là tùy thuộc vào cảm xúc của bạn (vui, buồn, giận...).

Admin
LIÊN KẾT WEBSITE

Sơ đồ đường đi
Thống kê truy cập
Người đang truy cập: 795
Tổng số truy cập: 2464580